Việc ăn khoai tây có béo không có nhiều ý kiến trái chiều. Một số trường hợp kết hợp khoai tây vào thực đơn gây tăng cân, số khác lại giảm cân. Để tìm câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này thì chị em đừng vội lướt qua bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích sức khỏe từ khoai tây
Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều tinh bột. Các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe khác trong khoai tây góp phần tạo nên chế độ ăn uống cân bằng. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe từ khoai tây mà chị em cần biết trước khi tìm câu trả lời cho việc ăn khoai tây có béo không nhé!
- Điều chỉnh huyết áp
Khoai tây chứa nhiều kali, hoạt động đối lập với natri giúp điều chỉnh huyết áp và cân bằng chất lỏng. Nghiên cứu cho thấy lượng kali trong khoai tây cũng cao và có thể sử dụng được cho cơ thể như khi được tiêu thụ dưới dạng thực phẩm chức năng. Kali cũng cần thiết cho cơ bắp và chức năng thần kinh hoạt động bình thường.
- Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Vitamin C trong khoai tây cần thiết cho chức năng bình thường của hệ thống miễn dịch, quá trình đông máu, các mô liên kết và thành mạch máu bền vững.
- Sửa chữa thiệt hại do oxy hóa
Khoai tây chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa như vitamin C, carotenoid và polyphenol. Các hợp chất này có thể giúp sửa chữa các tế bào bị tổn thương do stress, có thể góp phần gây ra một số bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
- Ngăn ngừa bệnh mãn tính
Chất xơ rất quan trọng đối với tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu, quản lý cân nặng, sức khỏe tim mạch và hơn thế nữa. Khoai tây, đặc biệt là khi ăn cả vỏ, là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính trên.
Ăn khoai tây có béo không?
Theo Tạp chí Headline, ngoài lợi ích sức khỏe được nhắc đến ở phần nội dung trên thì khoai tây còn giúp quản lý và kiểm soát cân nặng. Đây cũng là thực phẩm khá đa năng, nếu tận dụng đúng cách sẽ không gây béo mà còn giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Bởi lẽ trong khoai tây có chứa chất chất ức chế proteinase có thể hạn chế sự thèm ăn. Protein này dường như tăng cường giải phóng cholecystokinin (CCK), một loại hormone thúc đẩy cảm giác no, kéo theo việc chúng ta hạn chế thực phẩm đưa vào cơ thể.
Bên cạnh đó, khoai tây còn chứa một số axit amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, đặc biệt lượng chất béo trong khoai tây rất ít. Nếu chị em biết cách chế biến thì sẽ tạo nên món ăn bổ dưỡng, không chứa nhiều calo, hỗ trợ cơ thể giảm cân.
Khoai tây chỉ dẫn đến tăng cân nếu tiêu thụ thường xuyên với số lượng lớn. Ngoài ra, điều quan trọng là hình thức nó được tiêu thụ. Nướng và hấp khoai tây được coi là hình thức tốt nhất.
Nói tóm lại, ăn khoai tây có béo không còn tùy thuộc vào mức độ và hình thức bạn tiêu thụ thực phẩm này.
Những lưu ý khi ăn khoai tây để giảm béo
Khi khoai tây được nấu theo cách lành mạnh như nướng, luộc, rang hoặc hấp, chúng không gây ảnh hưởng đến bất kỳ kế hoạch giảm cân nào. Trên thực tế, vì trong khoai tây chứa carbohydrate phức hợp nên có thể giúp giảm cân.
Nhưng nếu bạn kết hợp khoai tây với kem, pho mát, bơ chắc chắn sẽ góp phần làm tăng cân. Món khoai tây chiên cũng là thủ phạm gây tăng cân bạn cần đặc biệt tránh.
Thay vào đó, hãy thử cắt lát khoai tây và sau đó nướng chúng trong lò với vài giọt dầu ô liu đặc biệt nguyên chất và rắc lá hương thảo. Tốt nhất là bạn không loại bỏ vỏ của khoai tây vì hầu hết các chất dinh dưỡng đều nằm ở đó. Điều này sẽ đảm bảo bạn nhận được lượng chất dinh dưỡng tối đa từ thực phẩm này.
Còn một điều nữa, bạn cần biết là nếu muốn dùng khoai tây để thay thế các thực phẩm khác thì không nên sử dụng nó liên tục quá 3 ngày. Bởi vì trong khoai tây chứa rất ít chất béo nên có thể khiến cơ thể bạn bị thiếu chất. Nếu muốn giảm cân một cách hiệu quả thì chị em hãy đặc biệt chú ý đến vấn đề này nhé!
Như vậy, bạn đã có thể biết được ăn khoai tây có béo không rồi đúng không nào. Nếu sử dụng đúng cách và mức độ hợp lý thì khoai tây không gây béo mà còn góp phần hiệu quả trong cuộc giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn của chị em nữa đấy. Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho bạn những thông tin bổ ích về loại thực phẩm khá quen thuộc này nhé!
Bình luận